Người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Người sử dụng lao động có phải tạm ứng chi phí sơ cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng do bị tai nạn lao động thì có được trả lương không?
Người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
b) Phục hồi chức năng lao động;
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì không đủ điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động.
Người lao động không tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có phải tạm ứng chi phí sơ cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
Chi phí sơ cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng do bị tai nạn lao động thì có được trả lương không?
Trường hợp người lao động nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng do bị tai nạn lao động được quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?