Người lao động khi về hưu có được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội không liên tục không?

Tôi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn 8 năm, nhưng mấy tháng do Covid-19 nên nghỉ việc không hưởng lương và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Khi tôi trở lại làm việc và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì về già có được hưởng lương hưu hay không? Đây là câu hỏi của anh D.T đến từ Cần Thơ.

Người lao động khi về hưu có được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội không liên tục không?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Anh tham gia bảo hiểm xã hội không liên tục (bị gián đoạn do Covid-19) thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của anh là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, khi về già anh vẫn được hưởng lương hưu nếu thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định.

hưởng lương hưu

Hưởng lương hưu (Hình từ Internet)

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
...

Như vậy, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm, từ năm 2022 trở đi đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm một năm đóng bảo hiểm xã hội thì tăng thêm 2% tiền lương nhưng mức tối đa là 75%.

Căn cứ điểm b khoản 2 điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp lao động nữ nghỉ hưu đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì mức lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, cứ thêm một năm đóng bảo hiểm xã hội thì tăng thêm 2% tiền lương nhưng mức tối đa là 75%.

Căn cứ điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là khi nào?

Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động được quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:

(1) Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật đối với:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

(2) Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với:

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(3) Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định đối với:

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người bảo vệ an ninh ở cơ sở có được Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu có thì được đóng loại BHXH nào?
Pháp luật
Cách tính lương hưu năm 2024? Mức hưởng lương hưu năm 2024? Mức trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu năm 2024?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội chính xác, nhanh nhất? Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Danh sách doanh nghiệp nợ BHXH tính đến tháng 8 2024 tại TPHCM và Hà Nội? Xem danh sách doanh nghiệp nợ BHXH ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai BHXH điện tử trên cổng giao dịch điện tử BHXH Việt Nam chi tiết nhất? Các bước kê khai BHXH điện tử như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Mẫu TK3-TS mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn điền Mẫu Tờ khai tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (TK3-TS)?
Pháp luật
Công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội nếu phá sản thì quyền lợi của người lao động có được đảm bảo không?
Pháp luật
Thời gian bảo hiểm xã hội cộng dồn đến khi về hưu là 39 năm thì thừa được nhiêu năm và được hưởng mức tối đa chưa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,094 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội Lương hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Xem toàn bộ văn bản về Lương hưu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào