Người lao động hay người sử dụng lao động sẽ chịu lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định hiện hành?
Khái niệm về phí, lệ phí
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về khái niệm phí, lệ phí cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.
2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.
Người nộp phí, lệ phí
Tại Điều 6 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về người nộp phi, lệ phí cụ thể như sau:
Điều 6. Người nộp phí, lệ phí
Người nộp phí, lệ phí là tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật này.
Kê khai nộp phí, lệ phí
Theo quy định tại Điều 11 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về kê khai nộp phí, lệ phí cụ thể như sau:
1. Phí, lệ phí theo quy định tại Luật này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
2. Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
3. Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc Kho bạc nhà nước bằng các hình thức: nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Người lao động hay người sử dụng lao động sẽ chịu lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định hiện hành?
Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
Tại Điều 12 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cụ thể như sau:
1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
2. Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng như sau:
a) Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí;
b) Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hàng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật.
Ai phải chịu lệ phí cấp giấy phép lao động?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (Điểm này được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC) quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
...
2. Đối với các khoản lệ phí
...
d) Lệ phí cấp (cấp, cấp lại, gia hạn) giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Trong đó, theo Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định 526/QĐ-LĐTBXH, người có trách nhiệm thực hiện thủ tục này là người sử dụng lao động.
Vì vậy, lệ phí cấp giấy phép lao động sẽ do người sử dụng lao động nộp lại cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. và lệ phí cấp giấy phép lao động sẽ do người sử dụng lao động nộp lại cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới phí, lệ phí mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?