Người lao động được quyền đóng góp ý kiến những nội dung liên quan đến quyền lợi của mình tại hội nghị người lao động hay không?

Chào bạn, tôi muốn hỏi công ty nếu không muốn tổ chức hội nghị người lao động thì có được không? Nếu phải tổ chức, có phải trách nhiệm tổ chức thuộc về người sử dụng lao động hay không? Người lao động được quyền đóng góp ý kiến những nội dung liên quan đến quyền lợi của mình tại hội nghị người lao động không?

Công ty chỉ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc mà không tổ chức hội nghị người lao động có được không?

Căn cứ khoản 4 Điều 114 Nghị định 45/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 114. Hiệu lực thi hành
[...]
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này."

Như vậy, trường hợp công ty sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Nếu công ty bạn sử dụng trên 10 người lao động thì phải tổ chức hội nghị người lao động đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động có phải do người sử dụng lao động tổ chức hay không?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về hội nghị người lao động như sau:

"Điều 47. Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này."

Theo quy định trên, hội nghị người lao động sẽ do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 64 Bộ luật lao động 2019, nội dung hội nghị người lao động được quy định như sau:

"Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm."

Người lao động được quyền đóng góp ý kiến những nội dung liên quan đến quyền lợi của mình tại hội nghị người lao động hay không?

Căn cứ Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung và hình thức người lao động được ý kiến như sau:

"Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm."

Như vậy, trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Một trong những hình thức người lao động có thể tham gia đóng góp ý kiến về quyền lợi của mình là thông qua nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động.

Hội nghị người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội nghị người lao động ở doanh nghiệp nhà nước được tổ chức khi nào? Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước gồm những ai?
Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập TPHCM năm học 2023 - 2024?
Pháp luật
Mẫu chương trình hội nghị người lao động năm học 2023 - 2024 TPHCM có dạng như thế nào? Tổ chức Hội nghị Người lao động như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động trường năm học 2023-2024 tại TPHCM có dạng như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
Pháp luật
Số lượng người chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp là bao nhiêu? Thời điểm tổ chức hội nghị được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong hội nghị người lao động, người lao động có được đề xuất thay đổi điều kiện làm việc vào nội dung hội nghị không?
Pháp luật
Người chủ trì hội nghị người lao động có bắt buộc phải là Tổng giám đốc của công ty không? Thư ký hội nghị phải làm những công việc gì?
Pháp luật
Có được miễn tổ chức hội nghị người lao động khi doanh nghiệp có dưới 10 người lao động không? Hội nghị này sẽ có những nội dung nào?
Pháp luật
Người lao động được quyền đóng góp ý kiến những nội dung liên quan đến quyền lợi của mình tại hội nghị người lao động hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội nghị người lao động
4,350 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào