Người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng là bao nhiêu?
- Người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng là bao nhiêu?
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm gồm những khoản nào?
- Trường hợp người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bị tạm giam thì có phải đóng bù không?
Người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng là bao nhiêu?
Mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm gồm những khoản nào?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
...
Như vậy, theo quy định, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian bị tạm giam thì có phải đóng bù không?
Việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu người lao động được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?