Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương công ty quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền nào?
- Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương công ty quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền nào?
- Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động Việt Nam và lao động nước ngoài khác gì với nhau?
- Mức đóng BHYT của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là bao nhiêu phần trăm?
Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương công ty quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và khoản 5 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo đó, thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động sẽ thực hiện:
(1) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
(2) Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Lưu ý: Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương công ty quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động Việt Nam và lao động nước ngoài khác gì với nhau?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp đóng tổng cộng 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động, cụ thể như sau:
Người Sử Dụng Lao Động | Quỹ BHXH (Quỹ hưu trí, tử tuất + Quỹ ốm đau, thai sản ) | Quỹ TNLĐ-BNN | Quỹ BHTN | Quỹ BHYT | Tổng mức đóng |
Việt Nam | 14% (1) + 3% (2) | 0,5% (3)/ 0,3% (4) | 1% (5) | 3% (6) | 21,5%/ 21,3% |
Nước ngoài | 14% (1) + 3% (2) | 0,5% (3)/ 0,3% (4) | 0% | 3% (6) | 20,5%/ 20,3% |
Ghi chú:
(1) Điểm c khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
(2) Điểm a khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
(3) Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước
(4) Điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:
Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định này nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất
(5) Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013
(6) Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 và Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Như vậy, đối chiếu với bảng trên thì thấy rằng sự khác nhau ở mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động là 1% và 0%.
Mức đóng BHYT của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó, theo Điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% lần tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Người lao động | BHXH (HT-TT + ÔĐ-TS + TNLĐ-BNN) | BHTN | BHYT |
8% (của HT- TT) | 1.0% | 1.5% | |
Tổng | 10.5% |
Theo đó, mức đóng BHYT của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là 1,5%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?