Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?

Trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác hay không? Khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ điều gì?

Trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương có được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Trang phục, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
...

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, trong giờ làm việc người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương không được rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không?

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào? Trong giờ làm việc có được rời bỏ cơ quan không? (Hình từ Internet)

Người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động
...
4. Đối với đồng nghiệp:
- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo đó, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải ứng xử đối với đồng nghiệp như sau:

- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.

- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ điều gì?

Căn cứ theo Điều 7 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 thì khi giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải tuân thủ các điều sau:

- Khi giao tiếp qua điện thoại, người lao động đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.

- Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định, thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.

- Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; không sử dụng, lợi dụng mạng xã hội để nói sai sự thật về tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của đơn vị, Bộ, Ngành.

- Không phát tán, đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh mang tính nội bộ của Bộ, Ngành, của đơn vị lên các trang mạng xã hội.

- Không sử dụng trang thiết bị, điện thoại cơ quan, thư điện tử công vụ để giải quyết việc riêng.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép khi con kết hôn dành cho người lao động? Con kết hôn được nghỉ phép mấy ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào