Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám định kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ở người lao động như sau:
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Dẫn chiếu Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về thời gian khám bệnh nghề nghiệp như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động ít nhất một lần một năm.
Trường hợp đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng một lần.
Chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám định kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về thời gian khám định kỳ của người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về thời gian và nội dung khám định kỳ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Theo đó, tùy theo loại bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải thì thời gian khám bệnh định kỳ sẽ khác nhau.
Căn cứ theo Phụ lục nêu trên thì thời gian trung bình mà người lao động phải thực hiện khám định kỳ là 06 tháng, một số bệnh nghề nghiệp khác thì thời gian khám định kỳ là 12 tháng.
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám định kỳ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?