Người lao động có quyền đình công nếu doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động không?
- Người lao động có quyền đình công nếu doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động không?
- Trình tự đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp được quy định ra sao?
- Nội dung lấy ý kiến đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp gồm những gì?
Người lao động có quyền đình công nếu doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động không?
Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Chiếu theo quy định này, người lao động được quyền đình công khi người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Đồng thời theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động bao gồm: doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì người lao động được quyền thực hiện đình công nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động có quyền đình công (hình từ Internet)
Trình tự đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trình tự đình công
1. Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này.
2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật này.
3. Tiến hành đình công.
Theo đó, trình tự đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Lấy ý kiến của người lao động về đình công theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019.
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công cho người lao động và các bên liên quan theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
Bước 3: Người lao động tiến hành đình công.
Nội dung lấy ý kiến đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp gồm những gì?
Căn cứ Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Lấy ý kiến về đình công
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Theo đó, nội dung lấy ý kiến đình công của người lao động khi doanh nghiệp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Người lao động đồng ý hay không đồng ý thực hiện đình công;
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định, cụ thể bao gồm:
+ Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
+ Phạm vi tiến hành đình công;
+ Yêu cầu của người lao động;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?