Người lao động bị tai nạn lao động khi thi công trên công trường thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người này khoản chi nào?
- Người lao động bị tai nạn lao động khi thi công trên công trường thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người này khoản chi nào?
- Trường hợp nào doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường?
- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là bao lâu?
Người lao động bị tai nạn lao động khi thi công trên công trường thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người này khoản chi nào?
Những khoản chi mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động khi thi công trên công trường được quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
...
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
...
Theo đó, khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền sau:
(1) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
(2) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
(3) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
(4) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Lưu ý: Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm tại (1) (2) (3) (4) không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
Người lao động bị tai nạn lao động khi thi công trên công trường thì doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người này khoản chi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường?
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường trong những trường hợp sau:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là bao lâu?
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường có thời hạn được quy định tại Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Như vậy, thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?