Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau khi điều trị thì có được nghỉ dưỡng sức hay không?
- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau khi điều trị thì có được nghỉ dưỡng sức hay không?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động bị bệnh nghề nghiệp có tính các ngày nghỉ và ngày lễ hay không?
- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau điều trị có được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe hay không?
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau khi điều trị thì có được nghỉ dưỡng sức hay không?
Về nội dung này được quy định tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
"Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở."
Theo đó người lao động sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp và quay trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ sẽ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định hoặc phụ thuộc mức suy giảm khả năng lao động, cụ thể theo quy định nêu trên.
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau khi điều trị thì có được nghỉ dưỡng sức hay không? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động bị bệnh nghề nghiệp có tính các ngày nghỉ và ngày lễ hay không?
Về nội dung này được quy định tại Điều 9 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 9. Ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại Điều 54 của Luật An toàn, vệ sinh lao động bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật."
Theo đó thời gian nghỉ dưỡng sức này sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần.
Người lao động bị bệnh nghề nghiệp trở lại làm việc sau điều trị có được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe hay không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị mà quay trở lại làm việc thì được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe, cụ thể như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
..."
Và người lao động sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp quay trở lại làm việc theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
"Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?