Người Lào di cư được phép cư trú muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Người Lào di cư được phép cư trú muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến cơ quan nào để được hướng dẫn lập hồ sơ?
- Trình tự lập và giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người Lào di cư được phép cư trú được thực hiện ra sao?
Người Lào di cư được phép cư trú muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định như sau:
Đối tượng và địa bàn áp dụng
1. Người Lào di cư sang các huyện của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới quốc gia Việt - Lào thuộc đối tượng được phép cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thoả thuận được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt (sau đây gọi là người Lào di cư được phép cư trú).
...
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định như sau:
Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Người Lào thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu có nguyện vọng và có đủ các điều kiện sau đây thì được xem xét giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam:
1. Tự nguyện có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
2. Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam;
3. Không vi phạm pháp luật hình sự;
4. Có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác tại nơi đang cư trú;
5. Không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam;
6. Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, người Lào di cư được phép cư trú muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
- Tự nguyện có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam;
- Không vi phạm pháp luật hình sự;
- Có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác tại nơi đang cư trú;
- Không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhập quốc tịch Việt Nam (Hình từ Internet)
Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến cơ quan nào để được hướng dẫn lập hồ sơ?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ. Mỗi người lập 02 bộ hồ sơ; mỗi bộ gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Tờ khai lý lịch theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ.
Trình tự lập và giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người Lào di cư được phép cư trú được thực hiện ra sao?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2015/TT-BTP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
...
2. Trình tự lập và giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người Lào di cư được phép cư trú do Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Công an cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện biên giới tổ chức đoàn công tác lưu động đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện biên giới để hướng dẫn, hỗ trợ việc lập và tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ thông tin và người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và có văn bản đề xuất gửi Bộ Tư pháp kèm theo danh sách, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi bản sao Quyết định và danh sách những người được nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi cho Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam.
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả nhập quốc tịch Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức trao Quyết định cho người được nhập quốc tịch Việt Nam.
Đối chiếu quy định trên, trình tự lập và giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người Lào di cư được phép cư trú được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?