Người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
- Người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện có được xem là người có chức vụ quyền hạn không?
- Người làm việc trong Viện Kiểm sát cấp huyện vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Việc cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định được quy định như thế nào?
Người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện có được xem là người có chức vụ quyền hạn không?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định "người có chức vụ" quy định tại khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự là những người quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo khoản 2 Điều 352 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
...
Theo Điều 8 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Theo quy định trên, người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện là công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.
Như vậy, người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện được xem là người có chức vụ quyền hạn.
Người làm việc trong Viện Kiểm sát cấp huyện (Hình từ Internet)
Người làm việc trong Viện Kiểm sát cấp huyện vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việc cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Theo đó, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?