Người làm nghĩa vụ quốc tế là gì? Hồ sơ xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ được quy định ra sao?

Tôi tham gia nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia từ năm 1980 đến năm 1984, bị 1 vết thương ở đỉnh đầu, vết thương cột sống, vết thương dưới bàn chân trái, chấn thương xương cụt. Giấy chứng nhận bị thương còn lưu giữ nhưng chưa đi giám định. Nay, ông Minh muốn đi giám định tỷ lệ thương tật, các giấy tờ ông trực tiếp nộp từ xã lên huyện, khi lên tỉnh thì ông được hướng dẫn phải làm các giấy tờ theo Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP. Ông Minh hỏi, ông có phải nộp bản chính các giấy tờ tại tỉnh gồm bản khai cá nhân, hồ sơ chứng nhận bị thương từ quân khu không? - Câu hỏi của ông Hoàng Minh đến từ Nghệ An

Người làm nghĩa vụ quốc tế là gì?

nguoi-lam-nghia-vu-quoc-te

Hồ sơ xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo các mốc thời gian như sau:
a) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào: thời gian từ tháng 5 năm 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.
b) Làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia: thời gian từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989.
c) Làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài: thời gian từ tháng 5 năm 2014 trở về sau.

Theo đó, người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài hoặc thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo các mốc thời gian như sau:

- Làm nghĩa vụ quốc tế ở Lào: thời gian từ tháng 5 năm 1975 đến 31 tháng 12 năm 1988.

- Làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia: thời gian từ tháng 01 năm 1979 đến 31 tháng 8 năm 1989.

- Làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài: thời gian từ tháng 5 năm 2014 trở về sau.

Hồ sơ xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ được quy định ra sao?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP quy định như sau:

Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư này kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an; trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
[...]

Theo đó, căn cứ quy định trên thì người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia làm nghĩa vụ quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi nhập ngũ và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

- Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương, cụ thể:

Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu
a) Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;
b) Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
[...]

+ Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP kèm theo kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an, cụ thể:

Căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương
2. Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu
[...] c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.
[...]

+ Trường hợp có vết thương thực thể thì theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, cụ thể:

Thủ tục xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ
4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm:
[...] b) Lập Biên bản kiểm tra vết thương thực thể (Mẫu XN) đối với trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
[...]

Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư liên tich 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP quy định như sau:

Tổ chức thực hiện
[...]
3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân đội, Công an các địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, phối hợp xác minh hồ sơ theo quy định. Chỉ tiếp nhận hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Không tiếp nhận các hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, ghi thêm thông tin;
[...]

Theo đó, căn cứ quy định trên thì những giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

Không tiếp nhận các hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, ghi thêm thông tin.

Để được cấp Giấy chứng nhận bị thương thì người làm nghĩa vụ quốc tế cần nộp giấy tờ gì?

Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương và thẩm quyền cấp
Người bị thương quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh phải có bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) kèm một trong các giấy tờ sau:
...
2. Trường hợp bị thương quy định tại điểm đ, e, g, i, k khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh thì phải có các giấy tờ theo quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7 Điều 17 Nghị định này.

Theo đó, trường hợp người bị thương khi làm nghĩa vụ quốc tế thì phải có phải có bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).

Người làm nghĩa vụ quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm nghĩa vụ quốc tế là gì? Hồ sơ xác nhận đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội đã phục viên, xuất ngũ được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người làm nghĩa vụ quốc tế
2,677 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người làm nghĩa vụ quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào