Người làm công tác dự trữ quốc gia bao gồm ai? Đối với khoản phụ cấm thâm niên, thời gian được tính phụ cấp quy định như thế nào?
- Người làm công tác dự trữ quốc gia là ai?
- Điều kiện đối với người làm công tác dự trữ quốc gia để được hưởng khoản phụ cấp thâm niên là gì?
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
- Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
Người làm công tác dự trữ quốc gia là ai?
Người làm công tác dự trữ quốc gia là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Dự trữ quốc gia 2012, người làm công tác dự trữ quốc gia bao gồm:
- Công chức, viên chức làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;
- Người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an;
- Công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia tại bộ, ngành.
Điều kiện đối với người làm công tác dự trữ quốc gia để được hưởng khoản phụ cấp thâm niên là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Dự trữ quốc gia 2012, đối tượng được hưởng khoản phụ cấp thâm niên là:
"2. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp thâm niên; tùy theo lĩnh vực, tính chất công việc, được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này."
Căn cứ quy định trên, có thể thấy công chức, viên chức làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách và người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an là đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên.
Điều kiện để được tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 94/2013/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 33/2014/TT-BTC như sau:
- Công chức, viên chức, có thời gian công tác tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên;
- Quân nhân, công an nhân dân có thời gian làm công tác dự trữ quốc gia đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 94/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BTC cụ thể như sau:
(1) Thời gian dùng để tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:
a) Thời gian làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách, làm công tác dự trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian phục vụ trong quân đội, công an được hưởng phụ cấp thâm niên, thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, cơ yếu, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và nhà giáo (nếu có);
c) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
(2) Cách tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên: thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng tổng các thời gian (được cộng dồn) như sau:
a) Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách trong các thời kỳ, gồm:
- Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Dự trữ vật tư nhà nước thuộc Bộ Vật tư, Cục Dự trữ lương thực thuộc Bộ Lương thực và Thực phẩm, Cục Quản lý dự trữ vật tư thuộc Bộ Nội thương trước ngày 18 tháng 02 năm 1984;
- Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước trong khoảng thời gian kể từ ngày 18 tháng 02 năm 1984 đến trước ngày 08 tháng 9 năm 1988;
- Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Dự trữ quốc gia trong khoảng thời gian kể từ ngày 08 tháng 9 năm 1988 đến trước ngày 20 tháng 8 năm 2009;
- Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2009 trở đi.
b) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở các ngành khác, gồm:
- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an, ngành cơ yếu (nếu có); thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm (nếu có) được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;
- Thời gian làm công tác kiểm tra Đảng được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Quyết định số 275-QĐ/TW ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thời gian làm nhà giáo được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.
c) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định của các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BTC, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:
- Thời gian tập sự hoặc thời gian hợp đồng làm việc có thời hạn;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội theo từng thời kỳ;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người làm công tác dự trữ quốc gia được hưởng những chế độ, chính sách dành riêng cho mình. Cụ thể, đối với khoản phụ cấm thâm niên, người làm công tác dự trữ quốc gia để được hưởng cần phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể đã nêu và tuân thủ cách tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?