Người làm công tác cơ yếu hy sinh thì thân nhân của người này được hưởng những chế độ chính sách gì?
Người làm công tác cơ yếu được giải quyết thôi việc trong trường hợp nào?
Trường hợp người làm công tác cơ yếu thôi việc được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Người làm công tác cơ yếu thôi việc
1. Người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu không đủ điều kiện nghỉ hưu, không chuyển ngành được thì được giải quyết thôi việc.
2. Người làm công tác cơ yếu thôi việc theo quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định của pháp luật và được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm thôi việc (mức tiền lương tối thiểu chung theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP được xác định là mức tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ); được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu mà không đủ điều kiện nghỉ hưu, không chuyển ngành được thì được giải quyết thôi việc.
Người làm công tác cơ yếu được giải quyết thôi việc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu hy sinh thì thân nhân của người này được hưởng những chế độ chính sách gì?
Chế độ chính sách đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần
1. Người làm công tác cơ yếu hy sinh
a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi hy sinh;
c) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Mục này.
2. Người làm công tác cơ yếu từ trần
a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người làm công tác cơ yếu hy sinh thì thân nhân của người này được hưởng những chế độ chính sách sau đây:
(1) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(2) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi hy sinh;
(3) Được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có).
Những thân nhân nào của người làm công tác cơ yếu hy sinh được hưởng chế độ trợ cấp một lần?
Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi người làm công tác cơ yếu hy sinh được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch 11/2014/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC như sau:
Đối với người làm công tác cơ yếu hy sinh, từ trần
...
2. Người làm công tác cơ yếu từ trần
a) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng của người làm công tác cơ yếu trước khi từ trần;
c) Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần cho thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành, nghề có tính chất đặc thù (nếu có) quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 12 Mục này.
3. Thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này là một trong các đối tượng sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
4. Không áp dụng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này đối với các trường hợp người làm công tác cơ yếu từ trần do tự sát, tự tử hoặc từ trần do vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, thân nhân của người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ trợ cấp một lần từ nguồn ngân sách nhà nước khi người làm công tác cơ yếu hy sinh là một trong các đối tượng sau:
- Vợ hoặc chồng;
- Bố đẻ, mẹ đẻ;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?