Người lái xe ô tô vận chuyển hành khách khi chở động vật trên xe ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe ô tô vận chuyển hành khách có được phép vận chuyển động vật trên xe không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 45 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định đối với xe ô tô vận chuyển hành khách như sau:
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách
1. Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe;
b) Vận chuyển hành khách đúng lịch trình, lộ trình đã đăng ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
d) Không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
đ) Không chở quá số người, chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật;
e) Không chở hàng hóa trong khoang chở hành khách.
...
Theo đó, xe ô tô vận chuyển hành khách không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
Như vậy, xe ô tô vận chuyển hành khách không được phép vận chuyển động vật trên xe.
Người lái xe ô tô vận chuyển hành khách khi chở động vật trên xe ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Phương tiện vận chuyển động vật cần phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển động vật sống như sau:
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển động vật sống, thực phẩm tươi sống
1. Việc vận chuyển động vật sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Phương tiện vận chuyển phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở;
c) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
2. Việc vận chuyển thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Theo đó, phương tiện vận chuyển động vật cần phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở.
Người lái xe ô tô vận chuyển hành khách chở động vật trên xe ô tô sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 6 Điều 20 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
…
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật, hàng có mùi hôi thối hoặc hàng hóa khác ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe;
b) Chở người trên mui xe, trong khoang chở hành lý của xe;
c) Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe dọa, cưỡng ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của pháp luật;
d) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe;
đ) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách không lắp thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;
e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia.
…
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm m khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng sẽ áp dụng đối với hành vi người lái xe ô tô vận chuyển hành khách chở động vật trên xe.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi chở động vật trên xe ô tô vận chuyển hành khách sẽ bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe (căn cứ theo điểm a khoản 10 Điều 20 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng là gì? Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công được điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Tổng duyệt diễu binh 30 4: khi nào, ở đâu, kế hoạch tổng duyệt? Diễu binh 30 4 tại TPHCM mấy giờ?
- Trung tâm Y tế huyện có phải tham gia thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện không?
- 3+ nghị luận xã hội về nghiện game online môn Ngữ Văn lớp 12? Lập dàn ý? Năng lực văn học môn ngữ Văn lớp 12?
- Phụ cấp ưu đãi nghề y tế hiện nay là bao nhiêu? Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp? Thời gian không tính hưởng phụ cấp?