Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật nào về tim mạch nào?

Cho tôi hỏi người có bằng lái xe hạng C được phép lái xe ô tô tải hay không? Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật về tim mạch nào? Câu hỏi cảu anh H.C từ Khánh Hòa

Người có bằng lái xe hạng C được phép lái xe ô tô tải hay không?

Phân hạng giấy phép lái xe được quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
...
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
...

Theo đó, người có bằng lái xe hạng C có thể lái xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các bệnh các tình trạng bệnh, tật nào về tim mạch nào?

Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật nào về tim mạch nào? (Hình từ Internet)

Người lái xe ô tô tải hạng C không được phép lái xe khi có các tình trạng bệnh, tật về tim mạch nào?

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.
2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.

Dẫn chiếu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

PHỤ LỤC SỐ 1
BẢNG TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢNG TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE

Theo đó, người lái xe ô tô tải hạng C sẽ không được phép lái xe nếu có các tình trạng bệnh, tật về tim mạch sau đây:

- Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.

- HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

- Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

- Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.

- Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

- Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

- Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

- Ghép tim

- Sau can thiệp tái thông mạch vành.

- Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).

Thủ tục khám sức khỏe đối với người lái xe ô tô tải được quy định như thế nào?

Việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

Khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô
1. Thủ tục khám, trả sổ khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 của Thông tư số 14/2013/TT-BYT.
2. Mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Dẫn chiếu Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định như sau:

Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Như vậy, thủ tục khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô tải sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

- Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

- Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu hồ sơ khám sức khỏe đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;

- Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;

- Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);

- Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Xe ô tô tải
Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người làm nghề mai táng, hỏa táng chuyên nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Người điều khiển xe ô tô tải chở cát không có bạt che đậy bị đổ xuống đường bị phạt có bắt buộc phải thu dọn số cát bị đổ ra đường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe ô tô tải
1,661 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xe ô tô tải Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xe ô tô tải Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào