Người lái xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền khi sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy không?
- Người lái xe gắn máy có được sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy không?
- Người lái xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền khi sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy?
- Có bị tịch thu bằng lái xe khi người lái xe gắn máy sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy?
Người lái xe gắn máy có được sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông 2024 quy định về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
...
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
...
Theo đó, người lái xe gắn máy không được sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi đang tham gia giao thông.
Người lái xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền khi sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy không? (Hình từ Internet)
Người lái xe gắn máy bị phạt bao nhiêu tiền khi sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy?
Căn cứ theo điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
...
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
...
Theo đó, người lái xe gắn máy sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy.
Ngoài ra, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng sẽ áp dụng trong trường hợp người lái xe gắn máy gây ra tai nạn giao thông do sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy (căn cứ theo điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Có bị tịch thu bằng lái xe khi người lái xe gắn máy sử dụng chân chống xe quệt xuống đường khi xe đang chạy?
Căn cứ theo điểm b khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 9; khoản 11 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
...
Theo đó, người lái xe gắn máy sử dụng chân chống xe quẹt xuống đường khi xe đang chạy sẽ bị tịch thu bằng lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?