Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào? Thế nào là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng? Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh N.S.C (Hà Giang).

Người khuyết tật có được tham gia hiến máu hay không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì người hiến máu phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

- Sức khỏe:

+ Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

+ Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

+ Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng;

+ Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ);

+ Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người;

+ Không nghiện ma tuý, nghiện rượu;

+ Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng

+ Không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT ;

+ Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

+ Lâm sàng:

++ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

++ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

++Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

++ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

- Xét nghiệm:

++ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

++ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

++ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

- Ngoài các tiêu chuẩn trên việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng sẽ không được tham gia hiến máu.

Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào?

Người khuyết tật có được tham gia hiến máu? Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào? (Hình từ Internet).

Người khiếu tật tham gia hiến máu được hưởng những quyền lợi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT về quyền lợi của người tham gia hiến máu gồm:

- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.

- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.

- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe, hiến máu;

- Được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe;

- Được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường

- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu.

- Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu.

- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.

Thế nào là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về mức độ khuyết tật như sau:

3.3. Mức độ khuyết tật: Điều 3, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật:
“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3.Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó, hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn cụ thể khái niệm người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng như sau:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khắc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Và, người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Cha mẹ của người khuyết tật có được lựa chọn phương thức giáo dục cho người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim thì được miễn phí vé xem phim?
Pháp luật
Sinh viên là người khuyết tật thì có được miễn học phí không? Trường đại học không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật thì có bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
608 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào