Người khuyết tật bị dư tuổi tham gia lớp học thì có được vào học hay không? Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật yêu cầu phải như thế nào?
Người khuyết tật bị dư tuổi tham gia lớp học thì có được vào học hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Quyền của người khuyết tật
Ngoài các quyền của người học theo quy định, người khuyết tật học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:
1. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.
2. Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.
3. Người khuyết tật được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả.
4. Được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.
5. Được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.
6. Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện.
7. Được hưởng chính sách, chế độ về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 42 và các quy định hiện hành khác.
Theo đó, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật yêu cầu phải như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
c) Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
d) Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
...
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật yêu cầu phải:
- Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
- Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
Người khuyết tật theo học tại cơ sở giáo dục có phải bảo vệ những tài sản chung không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ của người khuyết tật
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người học theo quy định, người khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật
2. Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết.
3. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
Theo đó, người khuyết tật theo học tại cơ sở giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ phải tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
Như vậy, việc giữ gìn và bảo vệ tài sản chung là một trong các nhiệm vụ của người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?