Người khiếu nại vì đi công tác nên đã quá thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ thì xử lý như thế nào?
- Có thể khiếu nại trực tiếp lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ hay không?
- Người khiếu nại vì đi công tác nên đã quá thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ thì xử lý như thế nào?
- Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ lần đầu do ai ban hành, gồm những nội dung gì?
Có thể khiếu nại trực tiếp lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ hay không?
Căn cứ Điều 47 Luật Khiếu nại 2011 có quy định liên quan đến việc khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như sau:
"Điều 47. Khiếu nại quyết định kỷ luật
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Theo đó, tại Điều 49 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại như sau:
"Điều 49. Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai."
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức phải được thực hiện bằng đơn. Đối với trường hợp khiếu nại lần đầu, đơn được gửi đến người có thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Do đó, không thể khiếu nại trực tiếp đối với các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức như mong muốn ban đầu của bạn.
Người khiếu nại vì đi công tác nên đã quá thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ thì xử lý như thế nào?
Người khiếu nại vì đi công tác nên đã quá thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại 2011, thời hiệu khiếu nại được quy định cụ thể như sau:
"Điều 48. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại."
Có thể thấy, thời hiệu khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Tuy nhiên, trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì đi công tác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Do đó, trường hợp vì đi công tác mà làm quá thời hiệu khiếu nại lần đầu thì không tính khoảng thời gian đi công tác vào thời hiệu khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ lần đầu do ai ban hành, gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 51 Luật Khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
"Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối quyết định kỷ luật cán bộ thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Căn cứ Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP, nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ được quy định như sau:
"Điều 29. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
1. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
[...]
b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Khiếu nại.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án."
Theo đó, đối với trường hợp ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, quyết định giải quyết khiếu nại cần đảm bảo có đầy đủ những nội dung trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?