Người khiếu nại thông báo từ chối đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp rút đơn khiếu nại trước ngày thụ lý đơn thì có được trả lại đơn khiếu nại và các chi phí liên quan hay không?
Ai có quyền khiếu nại thông báo từ chối đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp?
Căn cứ khoản 21 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định về các đối tượng bị khiếu nại liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Các quyết định, thông báo có thể bị khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP là các quyết định, thông báo chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ về từng thủ tục trong quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp theo các quy định tương ứng của Thông tư này, bao gồm các quyết định, thông báo sau đây:
+ Thông báo từ chối tiếp nhận đơn (điểm 12.2.b);
+ Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ (điểm 13.6.b);
+ Quyết định từ chối chấp nhận đơn (điểm 13.7);
+ Thông báo chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn/chuyển đổi đơn/thay đổi chủ đơn/rút đơn (điểm 17);
+ Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ (điểm 15.7.b và điểm 15.7.c); Quyết định cấp văn bằng bảo hộ (điểm 18.2.a), trừ trường hợp văn bằng bảo hộ tương ứng có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ và điểm 21 của Thông tư này;
+ Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế (điểm 41.6.g); Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế (các điểm 41.6.b, 41.6.đ và 41.6.e), trừ trường hợp đăng ký quốc tế tương ứng có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ và điểm 21 của Thông tư này;
+ Quyết định cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định cấp lại văn bằng bảo hộ (điểm 18.3.d (i)); quyết định từ chối cấp phó bản văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối cấp lại văn bằng bảo hộ (điểm 18.3.d (iii));
+ Thông báo về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (điểm 20.3.b);
+ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (điểm 20.4.d);
+ Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ (điểm 20.1.d (i));
+ Quyết định chấm dứt/hủy bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ, thông báo từ chối chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (điểm 21.3.b);
+ Quyết định, thông báo về việc xử lý đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế nhãn hiệu (điểm 21.4.b);
+ Các quyết định, thông báo khác chứa nội dung của quyết định hành chính. Các thông báo mang tính chất thông tin, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ không được coi là quyết định hành chính và không phải là đối tượng khiếu nại, ví dụ thông báo kết quả thẩm định, thông báo thiếu sót, yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài liệu, dự định từ chối, thông báo tạm thời từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế.
Theo quy định trên, ta thấy thông báo từ chối tiếp nhận đơn thuộc đối tượng bị khiếu nại.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có thông báo từ chối tiếp nhận đơn thuộc đối tượng bị khiếu nại muốn thực hiện khiếu nại phải thuộc chủ thể được quy định có quyền khiếu nại theo khoản 21 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN bao gồm:
Người có quyền khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 103/2006/NĐ-CP là chủ đơn và tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến các quyết định, thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ quy định tại điểm b dưới đây mà có căn cứ cho rằng quyết định, thông báo đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đơn khiếu nại thông báo từ chối đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp gồm những nội dung nào?
Theo khoản 21 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định đối với đơn khiếu nại như sau:
- Mỗi đơn khiếu nại có thể khiếu nại một hoặc nhiều quyết định, thông báo nếu các quyết định, thông báo đó có cùng một nội dung và lý do khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp (nếu có), gồm phí thẩm định đơn, phí tra cứu thông tin theo quy định đối với từng quyết định, thông báo bị khiếu nại;
- Đơn khiếu nại phải gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ khai khiếu nại, làm theo Mẫu 05-KN quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
+ Văn bản giải trình lý do khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.c dưới đây) và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.d dưới đây);
+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); Đối với khiếu nại lần hai, bản sao giấy ủy quyền thuộc trường hợp quy định tại điểm 4.5 của Thông tư này phải có xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ;
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Văn bản giải trình lý do khiếu nại phải nêu rõ:
+ Đối tượng khiếu nại: quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại (nêu rõ số, ngày ra quyết định, thông báo);
+ Lý do khiếu nại: quy định pháp luật bị vi phạm (tên văn bản, số điều khoản) và quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
+ Nội dung khiếu nại: nêu rõ và luận giải chi tiết (kèm theo chứng cứ (nếu cần)) về các yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại như quy định tại điểm 22.1.d của Thông tư này;
+ Yêu cầu của người khiếu nại: sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định, thông báo bị khiếu nại;
+ Danh mục chứng cứ kèm theo (nếu có).
- Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Chứng cứ có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người giải quyết khiếu nại yêu cầu;
+ Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký theo quy định;
+ Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình…) thì tùy từng trường hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;
+ Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nạ
Căn cứ quy định trên, đơn khiếu nại đối với thông báo từ chối nhận đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
Rút đơn khiếu nại thông báo từ chối đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp
Có được rút đơn khiếu nại thông báo từ chối đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp không?
Việc rút đơn khiếu nại được quy định tại khoản 21 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, thực hiện như sau:
- Vào bất kỳ thời điểm nào, người khiếu nại có thể gửi văn bản thông báo việc rút đơn khiếu nại. Nếu việc rút đơn khiếu nại được thực hiện theo sự ủy quyền của người nộp đơn thì việc ủy quyền rút đơn khiếu nại phải được nêu rõ trong giấy ủy quyền;
- Đơn đã rút bị coi như không được nộp. Người khiếu nại không được hoàn trả đơn khiếu nại và các khoản phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại đã nộp, trừ trường hợp đơn khiếu nại được rút trước ngày ra thông báo về việc thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn;
- Người giải quyết khiếu nại ra quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại trong các trường hợp sau:
+ Người khiếu nại rút đơn khiếu nại;
+ Người giải quyết khiếu nại đã 02 lần thông báo mời đối thoại hoặc yêu cầu làm rõ nội dung khiếu nại mà người khiếu nại không phản hồi.
Căn cứ quy định trên, trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại nếu trước ngày ra thông báo về việc thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn thì được hoàn trả đơn khiếu nại và các khoản phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại đã nộp.
Như vậy, người có thuộc chủ thể có quyền khiếu nại theo quy định được nộp đơn khiếu nại đối với các đối tượng bị khiếu nại, trong đó có bao gồm thông báo từ chối nhận đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Khi thực hiện việc nộp đơn khiếu nại này, người khiếu nại phải lưu ý đến những yêu cầu đối với đơn khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại nếu trước ngày ra thông báo về việc thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn thì được hoàn trả đơn khiếu nại và các khoản phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại đã nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?