Người khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có những nghĩa vụ gì?
- Người khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có những nghĩa vụ gì?
- Việc bổ sung thông tin khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian nào?
Người khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Thông tư liên tịch 80/2016/TTLT-BTC-BTTTT quy định về người khai, quyền và nghĩa vụ của người khai như sau:
Người khai, quyền và nghĩa vụ của người khai
...
3. Người khai có các nghĩa vụ sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chí, định dạng của thông tin khai theo yêu cầu đối với từng thủ tục hành chính một cửa;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số đối với những giao dịch điện tử yêu cầu sử dụng chữ ký số;
c) Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Lưu giữ chứng từ hành chính một cửa (bao gồm cả bản sao) theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; cung cấp các chứng từ điện tử và/hoặc chứng từ giấy có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho các cơ quan xử lý để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;
e) Đáp ứng các yêu cầu về công nghệ thông tin và kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã khai khi thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
Như vậy, người khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia có những nghĩa vụ sau:
(1) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chí, định dạng của thông tin khai theo yêu cầu đối với từng thủ tục hành chính một cửa;
(2) Tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số đối với những giao dịch điện tử yêu cầu sử dụng chữ ký số;
(3) Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
(4) Tuân thủ các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cửa;
(5) Lưu giữ chứng từ hành chính một cửa, bao gồm cả bản sao theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành;
Cung cấp các chứng từ điện tử và/hoặc chứng từ giấy có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho các cơ quan xử lý để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;
(6) Đáp ứng các yêu cầu về công nghệ thông tin và kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa;
(7) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã khai khi thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
Người khai thông tin trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông có những nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Việc bổ sung thông tin khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư liên tịch 80/2016/TTLT-BTC-BTTTT quy định như sau:
Khai, sửa đổi, bổ sung thông tin khai và nộp các chứng từ trong hồ sơ hành chính một cửa
1. Việc khai và sửa đổi, bổ sung thông tin khai có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức tạo lập thông tin khai điện tử sau:
a) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng mẫu do Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, theo chuẩn dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hướng dẫn và gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Việc sửa đổi, bổ sung thông tin khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về các thủ tục có liên quan.
3. Nộp các chứng từ trong hồ sơ hành chính một cửa:
a) Đối với chứng từ điện tử, chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử: Người khai nộp chứng từ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Đối với chứng từ giấy: Người khai nộp chứng từ giấy theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định thì bổ sung thông tin khai có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức tạo lập thông tin khai điện tử sau:
(1) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng mẫu do Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, theo chuẩn dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hướng dẫn và gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia;
(2) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư liên tịch 80/2016/TTLT-BTC-BTTTT quy định về việc tiếp nhận và phản hồi thông tin khai như sau:
Tiếp nhận và phản hồi thông tin khai
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần.
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện việc tiếp nhận và phản hồi thông tin khai theo chế độ tự động tới người khai và tới các hệ thống xử lý chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định thì Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?