Người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Trách nhiệm của cá nhân khi khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản là gì?
- Người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản không?
Trách nhiệm của cá nhân khi khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản là gì?
Theo điểm d khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
đ) Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
...
Theo quy định trên, cá nhân khi khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Khai thác tài nguyên dưới mặt nước (Hình từ Internet)
Người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
...
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt người khai thác tài nguyên dưới mặt nước làm giảm đi nguồn lợi thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?