Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
- Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành tại một thời điểm?
- Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
- Cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với người làm công tác xã hội?
Một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội được hướng dẫn tối đa bao nhiêu người thực hành tại một thời điểm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải nộp giấy đề nghị thực hành theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp bản sao, xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) chuyên môn liên quan với đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội nơi đăng ký thực hành.
b) Người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tiếp nhận người thực hành trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không tiếp nhận người thực hành công tác xã hội thì trong thời gian 01 ngày làm việc người đứng đầu của đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
...
Theo đó, người đứng đầu đơn vị, cơ sở ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP. Tải về
Do đó, một người hướng dẫn thực hành công tác xã hội chỉ được hướng dẫn tối đa 5 người thực hành công tác xã hội trong cùng một thời điểm.
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không? (Hình từ Internet)
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 36 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức việc thực hành công tác xã hội
...
3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung, lĩnh vực thực hành công tác xã hội; có thời gian làm việc tại đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ 3 năm trở lên.
b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành.
4. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:
a) Hướng dẫn thực hành công tác xã hội cho người thực hành.
b) Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian thực hành phải có nhận xét bằng văn bản về quá trình thực hành, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội và đề nghị người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp giấy xác nhận quá trình thực hành.
c) Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của đối tượng do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
5. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản nhận xét của người hướng dẫn thực hành, người đứng đầu đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, người hướng dẫn thực hành công tác xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của đối tượng do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
Cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với người làm công tác xã hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội
1. Đơn vị, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kế hoạch, khung chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác xã hội; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ công tác xã hội, cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề công tác xã hội.
3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở cập nhật kiến thức công tác xã hội được giao nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề công tác xã hội và người làm công tác xã hội phải đáp ứng theo khung chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người làm công tác xã hội tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức công tác xã hội, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp về công tác xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào cấp ủy được trực tiếp quyết định kỷ luật đảng mà không cần yêu cầu đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ?
- Mẫu 03 1B TNDN Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng đối với ngành ngân hàng, tín dụng mới nhất?
- Giảng viên đại học là người thế nào? Giảng viên đại học không được thực hiện những hành vi nào?
- Nghị định 30 về thể thức văn bản PDF tải về ở đâu? Hướng dẫn cách trình bày thể thức văn bản hành chính?
- Các ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu từ đầu năm 2025 đúng không?