Người học tại trường của cơ quan nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Người học tại trường của cơ quan nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Người học của trường đào tạo, bồi dưỡng
1. Nhiệm vụ và quyền của người học
a) Học tập, nghiên cứu, rèn luyện theo quy định;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường đào tạo, bồi dưỡng;
c) Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
d) Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của trường đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định đối với người học của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các hành vi người học không được làm được quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Người học là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định về quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, người học tại trường của cơ quan nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như sau:
- Học tập, nghiên cứu, rèn luyện theo quy định;
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường đào tạo, bồi dưỡng;
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của trường đào tạo, bồi dưỡng;
- Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định đối với người học của Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường của cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Trường của cơ quan nhà nước được quản lý như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quản lý trường đào tạo, bồi dưỡng
1. Trường đào tạo, bồi dưỡng chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý trực tiếp phù hợp với quy định của Đảng và quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.
2. Trường đào tạo, bồi dưỡng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường của cơ quan nhà nước được quản lý như sau:
- Trường của cơ quan nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý trực tiếp phù hợp với quy định của Đảng và quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.
- Trường của cơ quan nhà nước trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường của cơ quan nhà nước có hình thức đào tạo, bồi dưỡng do ai quản lý?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
1. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
a) Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng quy định theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
...
Theo đó, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của trường của cơ quan nhà nước do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường của cơ quan nhà nước quy định theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTND/274.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241201/nguoi-hoc-tai-truong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/truong-cua-co-quan-nha-nuoc-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/truong-cua-co-quan-nha-nuoc-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/AHT/truong-cua-co-quan-nha-nuoc-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/truong-dao-tao.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?