Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
Người học tại cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ theo Điều 80 Luật Giáo dục 2019 có quy định về người học tại cơ sở giáo dục như sau:
Theo đó, người học tại cơ sở giáo dục là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
- Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
- Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
- Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
- Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
- Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không? (Hình từ Internet)
Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 83 Luật Giáo dục 2019 có quy định về quyền của người học tại cơ sở giáo dục như sau:
Quyền của người học
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Theo đó, người học sẽ có quyền được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người học tại cơ sở giáo dục sẽ được quyền học vượt lớp để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
Nhà nước thực hiện tuyển sinh học sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với những đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Chế độ cử tuyển
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.
3. Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
Theo đó, Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với những học sinh sau đây:
- Người dân tộc thiểu số rất ít người;
- Học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số;
- Có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu? Khi nào cần bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu?
- Mẫu thông báo thu hồi công nợ cuối năm? Tải về Mẫu thông báo công nợ gửi khách hàng thông dụng nhất?
- Thuyết không thể biết là gì? Ví dụ về thuyết không thể biết? Không thể biết quyền của mình bị xâm phạm là trở ngại khách quan?
- Răng khôn mọc lệch là gì? Nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng chuẩn Bộ Y tế?
- Các mức lãi suất cho vay nội bộ của hợp tác xã cần phải được niêm yết ở đâu? Điều kiện để hợp tác xã cho vay nội bộ là gì?