Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức và kỹ năng nào?
- Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
- Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng gì?
- Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Xác định được các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật và văn hóa xã hội phù hợp với chuyên ngành như: Luật Du lịch, Luật Kinh doanh lưu trú, Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật trong kinh doanh...;
- Trình bày được những kiến thức về văn hóa, đặc điểm và tâm lý khách du lịch, hệ sản phẩm du lịch và đặc điểm sản phẩm trong hoạt động kinh doanh lưu trú;
- Trình bày được nguyên lý, quy trình quản trị nói chung, quản trị quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ lưu trú, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị cơ sở vật chất liên quan đến cơ sở lưu trú;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp và trong bộ phận buồng phòng, mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình phục vụ khách;
- Xác định được cách thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác, chăm sóc khách hàng;
- Xác định được quy trình và công việc cụ thể của từng vị trí việc làm trong bộ phận buồng phòng;
- Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản về công việc thực hiện của từng vị trí công việc trong bộ phận Buồng;
- Liệt kê được các dịch vụ, tiện ích được cung cấp bởi bộ phận buồng phòng;
- Mô tả cách sử dụng và vận hành các thiết bị dụng cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc; các loại thiết bị giặt là và cách sử dụng các loại hóa chất; cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu vực trong cơ sở lưu trú;
- Trình bày được cách sắp xếp ca làm việc và phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận Buồng;
- Trình bày được các nguyên tắc: bảo đảm an ninh, an toàn buồng khách sạn; quản lý những thiết bị, dụng cụ, hóa chất, đồ cung cấp và vật tư cho bộ phận Buồng;
- Mô tả được quản lý nhân sự, đào tạo và huấn luyện nhân viên trong bộ phận Buồng;
- Mô tả được cách thức lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp;
- Trình bày được quy trình và nguyên tắc quản lý các sự cố và tình huống khẩn cấp trong hoạt động kinh doanh lưu trú;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Ngành quản trị buồng phòng (Hình từ Internet)
Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về văn hóa, đặc điểm và tâm lý khách du lịch để xây dựng quy trình phục vụ và tiêu chuẩn bài trí trong buồng khách, tại các khu vực công cộng của cơ sở lưu trú;
- Vận dụng kiến thức về quản trị kinh doanh lưu trú và các quy định về an ninh - an toàn trong quá trình phục vụ khách tại cơ sở lưu trú;
- Vận dụng kiến thức về quản lý nhân sự, về đào tạo để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành kèm cặp, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc;
- Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận buồng phòng;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách trong buồng khách, tại các khu vực công cộng của cơ sở lưu trú;
- Giao tiếp hiệu quả với khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng, khu vực hội nghị/hội thảo hoặc khu vực giải trí và spa; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị cung cấp cho buồng khách, đồ vải, đồ cung cấp miễn phí, hàng hoá bán trong buồng khách, hoá chất làm vệ sinh, thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh;
- Xử lý các phàn nàn của khách và nhân viên trong phạm vi trách nhiệm;
- Lập kế hoạch công việc thực hiện của bộ phận Buồng;
- Phân bổ và quản lý lịch làm việc của nhân viên;
- Thực hiện và báo cáo các công việc trưởng bộ phận giao;
- Ứng dụng thành thạo phần mềm quản lý nghiệp vụ khách sạn trong công việc hàng ngày;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;
Theo đó, người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức tối thiểu và kỹ năng như trên để áp dụng vào công việc của mình.
Người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định luật pháp hiện hành, các quy định của địa phương về quản lý dịch vụ lưu trú;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong cơ sở lưu trú;
- Khuyến khích và hướng dẫn nhân viên làm việc, hợp tác trong công việc;
- Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác.
Như vậy, người học ngành quản trị buồng phòng trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định luật pháp hiện hành, các quy định của địa phương về quản lý dịch vụ lưu trú;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong cơ sở lưu trú;
- Khuyến khích và hướng dẫn nhân viên làm việc, hợp tác trong công việc;
- Hợp tác với đồng nghiệp và đối tác.
Tải Quy định về ngành, nghề quản trị buồng phòng mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?