Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Quyết định 600/QĐ-LĐTBXH năm 2020 như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc nhằm sản xuất ra con giống và sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng nước ngọt nội địa. Các công việc của nghề chủ yếu thực hiện trong các trạm, trại sản xuất, các doanh nghiệp, khu bảo tồn ĐVTS nước ngọt, bao gồm sản xuất giống, nuôi thương phẩm và lưu giữ nguồn giống một số ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; quản lý môi trường nước nuôi thủy sản; phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ĐVTS nước ngọt. Ngoài ra, người học nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể làm việc tại các trung tâm khuyến nông, cơ quan quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ vật tư và sản phẩm thủy sản nước ngọt.
Khối lượng kiến thức tối thiểu 1.275 giờ, tương đương 50 tín chỉ
Như vậy, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu 1.275 giờ, tương đương 50 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm sinh học của một số loài ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; nêu vai trò, đặc điểm nhận dạng một số thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt;
- Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế;
- Trình bày được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt;
- Trình bày được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá nước lạnh;
- Mô tả được phương pháp xác định một số chỉ tiêu môi trường nước; biện pháp quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi thủy sản nước ngọt;
- Trình bày được phương pháp sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Mô tả được phương pháp vận chuyển động vật thủy sản nước ngọt; nêu các yếu tố ảnh hưởng đến động vật thủy sản trong quá trình vận chuyển;
- Trình bày được biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phương pháp chẩn đoán, trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nước ngọt;
- Nêu được phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Trình bày được lý thuyết giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng trong giao tiếp với khách hàng;
- Trình bày được biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất, tin học theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục B Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ trung cấp phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?