Người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Người học phải đạt được những kỹ năng gì?
Người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Trợ lý Tiếng Hàn Quốc;
- Hành chính văn thư sử dụng Tiếng Hàn Quốc;
- Biên phiên dịch Tiếng Hàn Quốc.
Như vậy, người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Ngành ngôn ngữ Hàn (Hình từ Internet)
Người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Sắp xếp được một số tọa đàm, hội thảo, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;
- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp;
- Viết và thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống một cách tự tin khi được giao công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Hàn Quốc;
- Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu; sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm và đồng hóa âm trong tiếng Hàn Quốc khi làm việc;
- Sử dụng được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn Quốc trong giao tiếp đáp ứng yêu cầu trình độ 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Sử dụng được từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường được dùng trong giao tiếp cơ bản;
- Giao tiếp và phiên dịch được các nội dung công việc, các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, tham quan;
- Xác định đúng được các loại văn bản, tài liệu liên quan đến công việc, các dạng văn nói, văn viết;
- Diễn đạt cơ bản các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng;
- Viết được các đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm;
- Diễn đạt được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Hàn Quốc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng như sau:
- Sắp xếp được một số tọa đàm, hội thảo, lịch làm việc theo yêu cầu của đối tác hai bên;
- Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận thực hiện mục tiêu đã đề ra trong cơ quan, doanh nghiệp;
- Viết và thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống một cách tự tin khi được giao công việc trợ lý, hành chính - văn thư và biên phiên dịch có sử dụng Tiếng Hàn Quốc;
- Phát âm chuẩn, trôi chảy, có tốc độ phù hợp, đúng trọng âm, ngữ điệu; sử dụng được các quy tắc nối âm, biến âm và đồng hóa âm trong tiếng Hàn Quốc khi làm việc;
- Sử dụng được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn Quốc trong giao tiếp đáp ứng yêu cầu trình độ 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Sử dụng được từ vựng, lối diễn đạt, ngữ pháp, cấu trúc câu thường được dùng trong giao tiếp cơ bản;
- Giao tiếp và phiên dịch được các nội dung công việc, các cuộc trao đổi, hội họp, sự kiện, tham quan;
- Xác định đúng được các loại văn bản, tài liệu liên quan đến công việc, các dạng văn nói, văn viết;
- Diễn đạt cơ bản các ý chính của một đoạn văn, chủ đề quen thuộc hàng ngày hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề liên quan đến công tác trợ lý, hành chính - văn phòng;
- Viết được các đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm;
- Diễn đạt được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình bằng tiếng Hàn Quốc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, một số vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước, không gây ảnh hưởng phương hại đến bí mật, lợi ích và an ninh quốc gia;
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;
- Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;
Người học ngành ngôn ngữ Hàn trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?