Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ thi công và một số tài liệu liên quan;
- Tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;
- Làm đúng quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng;
- Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra được các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí đúng quy trình công nghệ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Quản lý được sản phẩm, chất lượng sản phẩm sau gia công;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động; nơi làm việc khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp thì phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài ra người học còn phải có các kỹ năng khác như:
- Đọc được bản vẽ thi công và một số tài liệu liên quan;
- Tính toán, triển khai, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu;
- Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;
- Làm đúng quy trình công nghệ gia công chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng;
- Thao tác nắn, cắt, uốn gập, khoan lỗ, tán đinh, lắp ghép tạo ra được các sản phẩm với yêu cầu kỹ thuật cao ở dạng: ống, khung, bình, bồn, bun ke - si lô, thiết bị lọc bụi, cho các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc trong gia công chế tạo thiết bị cơ khí đúng quy trình công nghệ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Quản lý được sản phẩm, chất lượng sản phẩm sau gia công;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động; nơi làm việc khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành chế tạo thiết bị cơ khí (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Gia công hàn;
- Gia công chi tiết trên máy công cụ;
- Chế tạo kết cấu cơ khí;
- Chế tạo hệ thống thông gió;
- Chế tạo bồn bể;
- Lắp ráp thiết bị cơ khí;
- Kiểm tra giám sát và hướng dẫn sử dụng thiết bị cơ khí.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp thì người học có thể làm những công việc như sau:
- Gia công hàn;
- Gia công chi tiết trên máy công cụ;
- Chế tạo kết cấu cơ khí;
- Chế tạo hệ thống thông gió;
- Chế tạo bồn bể;
- Lắp ráp thiết bị cơ khí;
- Kiểm tra giám sát và hướng dẫn sử dụng thiết bị cơ khí.
Người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Có khả năng giải quyết công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc bảo quản dụng cụ thiết bị;
- Nghiêm túc trong công việc;
- Tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn;
- Làm việc độc lập, phối hợp theo nhóm, hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Tuân thủ các quy định, nội quy của phân xưởng, nhà máy; về an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
- Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ.
Theo đó, người học ngành chế tạo thiết bị cơ khí trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?