Người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số được học lưu ban tối đa bao lâu nếu không đủ điều kiện vào học tại trường đại học sau một năm học dự bị?
- Người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số không đủ điều kiện vào học tại trường đại học sau một năm học dự bị thì được học lưu ban tối đa bao lâu?
- Sau một năm học lưu ban người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số vẫn không đạt đủ điều kiện vào học tại trường đại học thì xử lý như thế nào?
- Người học là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số không đủ điều kiện vào học tại trường đại học sau một năm học dự bị thì được học lưu ban tối đa bao lâu?
Người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số không đủ điều kiện vào học tại trường đại học sau một năm học dự bị thì được học lưu ban theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 141/2020/NĐ-CP như sau:
Đào tạo cử tuyển
1. Đào tạo dự bị đại học, cao đẳng đối với người học cử tuyển
a) Đối tượng phải qua đào tạo dự bị
Người được cử tuyển để đào tạo trình độ đại học, cao đẳng là học sinh phổ thông phải học một năm dự bị tại trường dự bị đại học hoặc tại khoa dự bị đại học của các trường được phép đào tạo dự bị đại học;
b) Đối tượng không qua đào tạo dự bị
Người trúng tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm xét đi học cử tuyển không phải học dự bị mà được chuyển ngay vào đào tạo đại học, cao đẳng;
c) Tổ chức đào tạo dự bị
Việc tổ chức đào tạo dự bị và xét tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi kết thúc một năm học dự bị, nếu người học không đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thì được học lưu ban không quá một năm; trong năm học lưu ban, người học được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ như năm học thứ nhất. Trường hợp sau một năm học lưu ban người học vẫn không đạt đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thì cơ sở đào tạo dự bị bàn giao lại hồ sơ về cơ quan cử người đi học; cơ quan cử người đi học xem xét chuyển các trường hợp này xuống đào tạo cử tuyển trình độ trung cấp hoặc bàn giao hồ sơ về địa phương và gửi thông báo về gia đình của người học.
...
Theo quy định trên, việc tổ chức đào tạo dự bị và xét tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi kết thúc một năm học dự bị, nếu người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số không đủ điều kiện vào học tại các cơ sở giáo dục đại học thì được học lưu ban không quá một năm;
Trong năm học lưu ban, người học được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ như năm học thứ nhất.
Trong đó, cử tuyển theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2020/NĐ-CP giải thích là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 141/2020/NĐ-CP.
Người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số không đủ điều kiện vào học tại trường đại học được học lưu ban (Hình từ Internet)
Sau một năm học lưu ban người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số vẫn không đạt đủ điều kiện vào học tại trường đại học thì xử lý như thế nào?
Cũng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 141/2020/NĐ-CP nêu trên, nếu sau một năm học lưu ban người học cử tuyển là người dân tộc thiểu số vẫn không đạt đủ điều kiện vào học tại trường đại học thì cơ sở đào tạo dự bị bàn giao lại hồ sơ về cơ quan cử người đi học;
Đồng thời, cơ quan cử người đi học xem xét chuyển các trường hợp này xuống đào tạo cử tuyển trình độ trung cấp hoặc bàn giao hồ sơ về địa phương và gửi thông báo về gia đình của người học.
Người học là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Người học là người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
1. Tiêu chuẩn chung
a) Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
c) Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
2. Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, người học. được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;
b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
...
5. Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển
Người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
a) Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
b) Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
c) Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
d) Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
đ) Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
Như vậy, ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 nêu trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
- Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
- Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Lưu ý: Những trường hợp ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?