Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa nơi hiến tạng khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
- Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
- Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền phòng ngủ khi đi khám sức khỏe định kỳ của người hiến bộ phận cơ thể lấy từ đâu?
- Tiền hỗ trợ chi phí mai táng người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết là bao nhiêu?
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa cơ sở khám chữa bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC có quy định về chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống cụ thể như sau:
Chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống
1. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:
a) Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
c) Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
d) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống sẽ được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp nơi ở của người này xa với cơ sở khám chữa bệnh không thể đi về trong ngày khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Một người sẽ được hỗ trợ 450.000 đồng/ngày và không hỗ trợ quá 02 ngày và không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế.
Người hiến bộ phận cơ thể có được hỗ trợ tiền phòng ngủ vì nhà xa nơi hiến tạng khi đi khám sức khỏe định kỳ không? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền phòng ngủ khi đi khám sức khỏe định kỳ của người hiến bộ phận cơ thể lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền phòng ngủ khi đi khám sức khỏe định kỳ của người hiến bộ phận cơ thể lấy từ đâu, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 104/2017/TT-BTC cụ thể như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp nơi ở của người này xa với cơ sở khám chữa bệnh không thể đi về trong ngày khi đi khám sức khỏe định kỳ của người hiến tạng bộ phận cơ thể do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Tiền hỗ trợ chi phí mai táng người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC quy định chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác như sau:
Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác
1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định về mức lương cơ sở cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, theo quy định trên nếu thân nhân người hiến bộ phận cơ thể người có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người đã hiến tạng sau khi chết thì thân nhân sẽ được hỗ trợ mai táng phí.
Phí hỗ trợ mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở: 1.8.00.000 x 10 = 18.000.000 đồng.
Cần lưu ý rằng, thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?