Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp nào?
Mục đích cung cấp dịch vụ công tác xã hội là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
3. Dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.
4. Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp,
...
Như vậy, việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.
Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp nào? (hình từ internet)
Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
...
Đồng thời, quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội được quy định tại Điều 22 Nghị định 110/2024/NĐ-CP như sau:
Quyền từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các trường hợp sau:
1. Trường hợp vượt quá phạm vi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc trái với giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
2. Việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.
3. Đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề công tác xã hội.
4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người hành nghề công tác xã hội không được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người hành nghề công tác xã hội được từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong 04 trường hợp sau đây:
- Trường hợp vượt quá phạm vi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc trái với giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.
- Việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội.
- Đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề công tác xã hội.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm có mấy bước?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm có 05 bước:
Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
- Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).
- Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).
- Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.
- Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.
- Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.
Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.
Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.
Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành nghề công tác xã hội là gì? Nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội đối với nghề nghiệp như thế nào?
- Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường mới nhất? Tải mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường ở đâu?
- Lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được bỏ việc mà không báo trước không?
- Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cần phải có số điện thoại chính chủ đúng hay không?
- Tổ chức quản lý trung tâm thương mại có được hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng không?