Người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Ai có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa?
- Người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải không?
Ai có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 thanh thải vật chướng ngại như sau:
Thanh thải vật chướng ngại
1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông.
Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.
3. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại tự nhiên hoặc vật chướng ngại không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra.
Theo quy định trên, người có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa là tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại.
Người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 8 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thanh thải vật chướng ngại như sau:
Vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải vật chướng ngại
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trục vớt tài sản bị chìm đắm theo quy định;
b) Không thanh thải vật chướng ngại theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trục vớt, thanh thải vật chướng ngại đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người gây ra vật chướng ngại trong giao thông đường thủy nội địa nhưng không thanh thải thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng đối với cá nhân nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền xử phạt cá nhân này.
Tuy nhiên mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm cao nhất là 60.000.000 đồng do đó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải không có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?