Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tổ chức và quảng cáo cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?
Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Theo quy định trên, người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều theo quy định trên.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015.
Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?(Hình ảnh từ Internet)
Tổ chức cá độ bóng đá qua mạng bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Nếu chủ tổ chức hoạt động cá độ bóng đá qua mạng thuộc trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 322 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự năm 2017 sẽ bị phạt tù từ 05-10 năm. Các trường hợp đó như sau:
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội
- Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tổ chức cá độ bóng đá là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp nếu thuộc các trường hợp được quy định sẽ bị phạt tù từ 05-10 năm.
Quảng cáo cá độ bóng đá qua mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi cờ bạc, cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện dưới mọi hình thức. Chính vì thế, đây là loại hình cấm quảng cáo theo khoản 1 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
...
Theo Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;
b) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;
c) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, hành vi quảng cáo cá độ bóng đá có thể bị phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo cờ bạc, cá độ bóng đá.
Việc quảng cáo đánh bạc, cá độ là hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin, phục vụ đánh bạc và sẽ bị xử phạt 10-20 triệu đồng theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, trong trường hợp sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét hành vi quảng cáo cá độ, bài bạc trên mạng xã hội mà có dấu hiệu của tội phạm thì chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự năm 2017 thì đối với hành vi sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội tổ chức đánh bạc thì có thể bị phạt tù từ 05 - 10 năm.
Như vậy, việc quảng cáo cờ bạc, cá độ bóng đá sẽ bị xử phạt hành chính. Ngoài ra nếu có các dấu hiệu tội phạm thì hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?