Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường nào?
- Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường nào?
- Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế gồm những ai?
- Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào?
Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế Ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
1. Trường hợp xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Tổng cục Thuế thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra và phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí thường xuyên trong quá trình xảy ra sự cố.
2. Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Khi có căn cứ xác định rõ báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do Tổng cục Thuế quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau:
- Trường hợp xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế thì Người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Tổng cục Thuế thì Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra và phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí thường xuyên trong quá trình xảy ra sự cố.
- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu trên
- Khi có căn cứ xác định rõ báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do Tổng cục Thuế quản lý, Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (Hình từ Internet)
Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế gồm những ai?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế Ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
2. Người được ủy quyền phát ngôn gồm: Các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế hoặc người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề liên quan (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn).
Người được ủy quyền phát ngôn chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
...
Theo đó, Người được ủy quyền phát ngôn gồm:
- Các Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
- Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục Thuế hoặc người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề liên quan
Người được ủy quyền phát ngôn chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Người được ủy quyền phát ngôn của Tổng cục Thuế có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế Ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí.
...
Theo đó, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016, cụ thể:
- Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
- Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?