Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Thanh tra Thuỷ sản phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Thanh tra Thuỷ sản phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Chánh thanh tra thuỷ sản có trách nhiệm gì trong việc bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ?
- Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác thì phải bàn giao lại việc quản lý đó cho ai?
Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Thanh tra Thuỷ sản phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTS-BCA quy định về việc quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ
a) Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho Thanh tra Thuỷ sản phải được bảo quản và quản lý chặt chẽ; Chánh thanh tra thuỷ sản các cấp có trách nhiệm quản lý và cử cán bộ bảo quản tại cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy; phải có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng, chống cháy, nổ. Trường hợp có kho để bảo quản, cất giữ vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ thì phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ và được Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh phê duyệt.
b) Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức tốt; đã qua lớp đào tạo về quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ; phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản, có sổ sách theo dõi giao, nhận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp với thủ trưởng cơ quan và theo quy định của pháp luật đối với vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ được giao quản lý.
c) Trường hợp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ (sau đây viết gọn là Giấy phép sử dụng) bị mất, người được giao quản lý, sử dụng phải báo ngay cho cơ quan, đồng thời cơ quan phải lập biên bản xác nhận sự việc, báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất và cơ quan Công an nơi đăng ký; đơn vị, cấ nhân có liên quan phải áp dụng mọi biện pháp khẩn trương truy tìm vũ khĩ quân dụng, công cụ hỗ trợ hoặc Giấy phép sử dụng bị mất
...
Như vậy, theo quy định thì người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Có phẩm chất đạo đức tốt;
(2) Đã qua lớp đào tạo về quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ;
(3) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ;
(4) Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản, có sổ sách theo dõi giao, nhận;
(5) Phải chịu trách nhiệm trực tiếp với thủ trưởng cơ quan và theo quy định của pháp luật đối với vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ được giao quản lý.
Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Thanh tra Thuỷ sản phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Chánh thanh tra thuỷ sản có trách nhiệm gì trong việc bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ?
Căn cứ khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTS-BCA quy định về việc quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
1. Bảo quản vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ
a) Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho Thanh tra Thuỷ sản phải được bảo quản và quản lý chặt chẽ; Chánh thanh tra thuỷ sản các cấp có trách nhiệm quản lý và cử cán bộ bảo quản tại cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy; phải có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng, chống cháy, nổ. Trường hợp có kho để bảo quản, cất giữ vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ thì phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ và được Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định thì Chánh thanh tra thuỷ sản các cấp có trách nhiệm quản lý và cử cán bộ bảo quản tại cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác thì phải bàn giao lại việc quản lý đó cho ai?
Căn cứ khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-BTS-BCA quy định về việc quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ như sau:
QUẢN LÝ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
...
d) Đơn vị, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ vi phạm chế độ quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
e) Người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành hoặc không con đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 1 mục III Thông ty này thì phải bàn giao lại việc quản lý đó cho cơ quan, đơn vị. Cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ và phân công người khác làm công tác quản lý số vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ này.
...
Như vậy, theo quy định thì người được giao quản lý vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ khi chuyển công tác phải bàn giao lại việc quản lý đó cho cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kiểm tra và thu nhận lại đầy đủ và phân công người khác làm công tác quản lý số vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?