Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn bao lâu?
- Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn?
- Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do ai cấp?
- Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn bao lâu?
Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
...
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: là bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 06 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần; hoặc bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).
Theo đó, người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, không thuộc trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 và đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn cụ thể sau:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
+ Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần là bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 06 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần;
Hoặc bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).
Bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do ai cấp?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
...
2. Nghiệp vụ giám định
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.
Như vậy, đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.
Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn bao lâu?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
...
3. Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
...
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Theo quy định trên, đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?