Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do ai cấp?
- Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn?
- Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do ai cấp?
- Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y là bao lâu?
Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ chuyên môn?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.
Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.
Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.
Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
...
Theo đó, người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, không thuộc trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 và đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn cụ thể sau:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
+ Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.
+ Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.
+ Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.
+ Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
Bổ nhiệm giám định viên pháp (Hình từ Internet)
Người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do ai cấp?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
...
2. Nghiệp vụ giám định
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.
Như vậy, đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y là bao lâu?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
...
3. Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Theo quy định trên, đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?