Người được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay phải nộp lệ phí bao nhiêu để được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay?
- Giấy chứng nhận loại tàu bay có phải là một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hay không?
- Giấy chứng nhận loại tàu bay được cấp khi nào và có phải nộp lệ phí để được cấp giấy chứng nhận không?
- Người được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay phải nộp lệ phí bao nhiêu để được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay?
Giấy chứng nhận loại tàu bay có phải là một trong các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hay không?
Căn cứ Điều 17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay như sau:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận.
Theo quy định trên thì để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay thi tàu bay phải đáp ứng được các điều kiện như:
- Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
- Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
- Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
- Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
Như vậy, Giấy chứng nhận loại tàu bay là một trong các điều kiện để tàu bay được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.
Giấy chứng nhận loại tàu bay được cấp khi nào và có phải nộp lệ phí để được cấp giấy chứng nhận không?
Căn cứ Điều 18 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay như sau:
Giấy chứng nhận loại
1. Giấy chứng nhận loại được cấp hoặc công nhận nếu thiết kế của tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà Việt Nam quy định hoặc được công nhận.
2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận loại phải nộp lệ phí.
3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
Theo đó, Giấy chứng nhận loại được cấp hoặc công nhận nếu thiết kế của tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn đủ điều kiện bay mà Việt Nam quy định hoặc được công nhận.
Đối với tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
Để được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay thì người được cấp phải nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
Người được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay phải nộp lệ phí bao nhiêu để được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay?
Người được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay phải nộp lệ phí bao nhiêu để được cấp Giấy chứng nhận loại tàu bay? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 1 Thông tư 193/2016/TT-BTC quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, bao gồm:
a) Phí thẩm định hồ sơ mua, bán, thuê, cho thuê tàu bay.
b) Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay cho tàu bay.
c) Phí kiểm định cấp giấy chứng nhận loại tàu bay, chứng chỉ đủ điều kiện kỹ thuật các phương tiện thiết bị hàng không sản xuất mới đưa vào sử dụng.
d) Phí cung cấp thông tin trong sổ đăng bạ tàu bay.
đ) Phí phân tích dữ liệu bay.
e) Phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
g) Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không.
h) Phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay.
i) Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền lợi quốc tế đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam (Mã số AEP).
k) Lệ phí cấp chứng chỉ cho tàu bay.
l) Lệ phí đăng ký các quyền đối với tàu bay.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ quy định thu phí, lệ phí tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Cơ quan có thẩm quyền thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
c) Tổ chức, cá nhân khác.
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC quy định về mức nộp lệ phí đối với Giấy chứng nhận loại tàu bay như sau:
BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
(kèm theo Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Theo phụ lục vừa nêu trên thì mức lệ phí phải nộp để được cấp Giấy chứng nhận loại máy bay được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận loại máy bay dưới 20 tấn phải nộp lệ phí là 30.000.00 VNĐ.
- Giấy chứng nhận loại máy bay từ 20 tấn đến dưới 50 tấn phải nộp lệ phí là 80.000.00 VNĐ.
- Giấy chứng nhận loại máy bay từ 50 tấn đến dưới 150 tấn phải nộp lệ phí là 250.000.00 VNĐ.
- Giấy chứng nhận loại máy bay từ 150 tấn đến dưới 250 tấn phải nộp lệ phí là 410.000.00 VNĐ.
- Giấy chứng nhận loại máy bay từ 250 tấn trở lên phải nộp lệ phí là 580.000.00 VNĐ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?