Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế thì tối thiểu phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế thì tối thiểu phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ trong quá trình thực hiện công việc được quy định như thế nào?
- Kiểm toán viên nội bộ có được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ không?
Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế thì tối thiểu phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997, được bổ sung bởi khoản 4 Mục I Thông tư 171/1998/TT-BTC quy định như sau:
Người được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Có phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán;
2. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh;
3. Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất có 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên;
4. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.
Trường hợp Kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng doanh nghiệp đó.
Theo đó, người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trên.
Trường hợp Kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh thì tối thiểu phải có trình độ trung cấp chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc quản trị kinh doanh, đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán ít nhất 5 năm, đã làm việc tại doanh nghiệp 3 năm trở lên nhưng không thấp hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán trưởng doanh nghiệp đó.
Người được bổ nhiệm làm kiểm toán viên nội bộ chưa có bằng đại học chuyên ngành kinh tế thì tối thiểu phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ trong quá trình thực hiện công việc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ
1. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước (Tổng) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán.
2. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.
3. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
4. Tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số liệu, tài liệu đã được kiểm toán (loại trừ các trường hợp có yêu cầu của toà án, hoặc các nghĩa vụ liên quan đến tiêu chuẩn nghiệp vụ).
Theo đó, kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước (Tổng) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.
Kiểm toán viên nội bộ có được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ không?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định như sau:
Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ
1. Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán.
2. Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm toán và bộ phận có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán.
3. Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao.
4. Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp...
5. Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét lại quyết định của (Tổng) Giám đốc về bãi nhiệm kiểm toán viên.
Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 15 nêu trên.
Trong đó, được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?