Người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ cần đáp ứng được những điều kiện gì về trình độ?
- Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định thế nào?
- Người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ cần đáp ứng được những điều kiện gì về trình độ?
- Nam có độ tuổi từ 50 có được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ hay không?
- Tiêu chuẩn chung đối với người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?
Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định thế nào?
Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Vị trí, chức trách
Phó Chánh Thanh tra là người giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, quản lý, điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Theo đó, Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ là người giúp Chánh Thanh tra chỉ đạo, quản lý, điều hành một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ cần đáp ứng được những điều kiện gì về trình độ?
Theo Điều 7 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Trình độ
1. Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
2. Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra.
3. Tốt nghiệp Lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên.
4. Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
5. Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B hoặc tương đương trở lên.
6. Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc.
Theo đó, người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ cần đáp ứng được những điều kiện sau đây về trình độ, bao gồm:
- Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương trở lên.
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với công tác thanh tra.
- Tốt nghiệp Lý luận chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) ở trình độ B hoặc tương đương trở lên.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc.
Nam có độ tuổi từ 50 có được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ hay không?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định như sau:
Tiêu chuẩn khác
1. Đã qua thực tiễn công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng của Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên; có 03 năm trở lên công tác trong ngành Thanh tra hoặc làm công tác quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước.
2. Người được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
3. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
4. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc tương đương trở lên.
5. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, không vi phạm Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
6. Có đủ sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Căn cứ trên quy định người được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
Như vậy, nam có độ tuổi từ 50 có thể được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ nếu đáp ứng đầu đủ các tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định.
Tiêu chuẩn chung đối với người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định về tiêu chuẩn phẩm chất của người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:
Phẩm chất
1. Yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tận tụy phục vụ nhân dân.
2. Làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả cao; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; không cơ hội, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
3. Có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, khách quan, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm; có tinh thần tự phê bình và phê bình.
4. Đoàn kết, dân chủ với đồng nghiệp, gương mẫu về đạo đức, lối sống; gắn bó mật thiết với nhân dân, được tập thể cán bộ, công chức nơi công tác và nhân dân nơi cư trú tín nhiệm.
Theo Điều 5 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định về tiêu chuẩn năng lực của người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:
Năng lực
1. Có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Có năng lực quản lý, điều hành, khả năng quy tụ, đoàn kết tập thể cán bộ, công chức; phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Có khả năng làm Trưởng Đoàn thanh tra có quy mô lớn, nhiều tình tiết phức tạp.
4. Có khả năng nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất các giải pháp có hiệu quả về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Theo Điều 6 Thông tư 09/2014/TT-TTCP quy định về tiêu chuẩn hiểu biết của người được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:
Hiểu biết
1. Nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra.
2. Nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Am hiểu các lĩnh vực quản lý nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?