Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không? Trường hợp đã mua nhưng không được người giám hộ cho phép thì giao dịch này có vô hiệu?
- Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không?
- Số vàng mà người đủ 14 tuổi đi mua khi được người giám hộ cho phép thì người giám hộ có quyền quản lý không?
- Trường hợp người đủ 14 tuổi đi mua vàng nhưng không được người giám hộ cho phép thì có thể yêu cầu giao dịch này vô hiệu được không?
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không?
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không thì theo quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người giám hộ có nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Theo khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, người đủ 14 tuổi (chưa đủ 15 tuổi) khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Ở đây, người đủ 14 tuổi muốn mua vàng thì đây không được xem là giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được. Cho nên khi người này muốn mua vàng thì cần phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Mà theo khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 thì đại diện theo pháp luật của cá nhân có bao gồm người giám hộ đối với người được giám hộ. Cho nên, người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì cần được người giám hộ cho phép để giao dịch này có hiệu lực pháp luật.
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không? (Hình từ Internet)
Số vàng mà người đủ 14 tuổi đi mua khi được người giám hộ cho phép thì người giám hộ có quyền quản lý không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi như sau:
Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Theo đó, người giám hộ cũng có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi. Cho nên, với số vàng mà người đủ 14 tuổi đi mua khi được người giám hộ cho phép thì người giám hộ có quyền quản lý thay.
Trường hợp người đủ 14 tuổi đi mua vàng nhưng không được người giám hộ cho phép thì có thể yêu cầu giao dịch này vô hiệu được không?
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng nhưng không được người giám hộ cho phép thì có thể yêu cầu giao dịch này vô hiệu được không thì cần xét điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
...
Ngoài ra, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, xác lập, thực hiện được quy định tại Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định thì các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó sẽ không bị vô hiệu.
Tuy nhiên giao dịch ở đây là mua bán vàng, không phải là giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho người đủ 14 tuổi.
Cho nên người đủ 14 tuổi đi mua vàng nhưng không được người giám hộ cho phép thì người giám hộ có thể yêu cầu tuyên bố giao dịch này vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?