Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
Chi tiết các mức xử phạt mà người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bao gồm:
(1) Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.
(2) Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Tại điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.
(3) Xử phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Tại điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường.
Lưu ý:
Các mức xử phạt nêu trên chưa bao gồm mức xử phạt trong trường hợp người điều khiển xe gây tai nạn giao thông.
Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe tắt đèn pha khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Sử dụng đèn
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Như vậy, đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn pha và bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
- Khi gặp người đi bộ qua đường;
- Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
- Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
- Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Lưu ý:
Đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định bao gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?