Người điều khiển xe máy sử dụng tai nghe để nghe điện thoại khi đang lưu thông trên đường thì có vi phạm pháp luật?
- Người điều khiển xe máy sử dụng tai nghe để nghe điện thoại khi đang lưu thông trên đường thì có vi phạm pháp luật?
- Hành vi sử dụng tai nghe để nghe điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
- Cảnh sát cơ động có quyền dừng xe để xử lý vi phạm đối với lỗi sử dụng điện thoại khi tham gia lưu thông hay không?
Người điều khiển xe máy sử dụng tai nghe để nghe điện thoại khi đang lưu thông trên đường thì có vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
"Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông."
Theo đó, người điều khiển xe khi tham gia giao thông không được phép sử dụng điện thoại hay sử dụng tai nghe điện thoại, bởi việc sử dụng tại nghe để nghe điện thoại vừa tham gia giao thông cũng dễ gây ra tai nạn giao thông do mất tập trung khi điều khiển xe. Nêu việc bạn vừa điều khiển xe vừa sử dụng tai nghe để nghe điện thoại cũng đã vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Hành vi sử dụng tai nghe để nghe điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 4 và khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.”
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
..."
Như vậy, theo quy định này với người điều khiển xe máy sử dụng tai nghe điện thoại di động khi đang tham gia giao thông sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước đi quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Sử dụng tai nghe để nghe điện thoại
Cảnh sát cơ động có quyền dừng xe để xử lý vi phạm đối với lỗi sử dụng điện thoại khi tham gia lưu thông hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
"Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
“a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
..."
Theo đó tại điểm b Điều này có quy định đối với lỗi tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định này thuộc phạm vi quản lý của Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính. Vậy nên, trường hợp của bạn Cảnh sát cơ động hoàn toàn có quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?