Người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong bao lâu?
- Xử phạt người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau như thế nào?
- Cảnh sát có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe đối với hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau hay không?
- Người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong bao lâu?
Xử phạt người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau như thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;
...
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn đỗ xe ô tô trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xử phạt người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau (Hình từ Internet)
Cảnh sát có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe đối với hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau hay không?
Tại điểm a khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại Điều 5 Nghị định này, có bao gồm hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 1 và khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép; chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
...
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật; phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
...
Ngoài hình thức phạt tiền ra, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe đến khi bạn chấp hành xong quyết định xử phạt.
Người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong bao lâu?
Theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 34, điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với lỗi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05m tính từ mép đường giao nhau như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người điều khiển xe có hành vi đỗ xe ô tô trong phạm vi 05m tính từ mép đường giao nhau thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?