Người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá là bao lâu?
Người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 2, điểm a khoản 6 Điều 39 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá như sau:
Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định.
b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản;
c) Không tuân thủ nội quy và sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, tháo dỡ, làm thay đổi các công trình, trang thiết bị của cảng cá.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời người này còn bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu của công trình cảng cá.
Điều khiển tàu cá (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển tàu cá gây hại đến công trình cảng cá là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?