Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?
Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Theo đó, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Ngoài ra, người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm cũng phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận nội dung gì?(Hình ảnh từ Interet)
Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm cụ thể như sau:
- Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa nguy hiểm. Tài liệu huấn luyện do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định 34/2024/NĐ-CP;
- Nội dung huấn luyện bao gồm các nội dung sau:
+ Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn;
+ Các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
+ Quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc;
+ Quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm;
+ Các quy trình ứng phó sự cố: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng là người điều khiển phương tiện, người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ. tham gia khóa huấn luyện của các đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là phương tiện giao thông cơ giới phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, để sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phương tiện phải đáp ứng những điều kiện quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?